ĐỌC HIỂU BẢN VẼ CÔNG NGHỆ ĐƯỜNG ỐNG

  • (0 Đánh giá)

Thanh toán mua khóa học

2.900.000

Bạn sẽ học được gì

Tham gia khóa học bạn nhận được: 

  • Bài giảng được hệ thống bài bản từ A-Z, được biên soạn thực tế ứng dụng được trong công việc.
  • Được hỗ trợ tận tình, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc ; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ đội ngũ Giảng viên, Học viên trên 10 năm kinh nghiệm trong cộng đồng học viên.
  • Được hỗ trợ và kết nối các cơ hội việc làm.
  • Được tham gia vào cộng đồng các kỹ sư Việt Nam để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ những thông tin cần thiết.
  • Được tham gia các sự kiện chuyên môn cùng Antdemy và các đối tác.

Giới thiệu khóa học


Các câu hỏi lớn cần phải trả lời khi thiết kế một hệ thống công nghệ được đặt ra cho nhóm thiết kế là:

  • Đầu vào nguyên liệu của nhà máy là gì, có tính chất ra sao, có bao nhiêu đầu vào?
  • Đầu ra sản phẩm có đặc tính gì, có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất ra sau khi kết thúc quy trình công nghệ?
  • Các thiết bị chính trong quy trình công nghệ ra sao, chúng được kết nối như thế nào?

Các câu hỏi này cần phải được trả lời rõ ràng từ các kỹ sư của nhóm dự án. Và việc phát triển quy trình công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn tiền khả thi, giúp cho chủ đầu tư dự toán được chi phí đầu tư dự kiến. Người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển và kiểm soát bản vẽ này là kỹ sư công nghệ. Tuy nhiên, kỹ sư đo lường và kỹ sư điện cũng cần tham gia để đảm bảo bản vẽ quy trình công nghệ được hoàn thiện, khi các thiết bị chính được xác định, kỹ sư đo lường cần lên được quy mô của hệ thống tự động, vẽ được sơ đồ khối tổng quan nhất. Vì tính chất chuyên môn của tự động hóa là gắn liền với điều khiển quá trình, kỹ sư đo lường cần nắm vững quy trình công nghệ của nhà máy ra sao, đối với các quy trình xử lý cụ thể cần đo lường như thế nào, các thuật toán điều khiển ra sao. Tất cả những vấn đề về điều khiển và đo lường sẽ được thảo luận chi tiết hơn khi phát triển bản vẽ P&ID. Ở vai trò vận hành, khi tiếp xúc 1 nhà máy mới, hay khi cần tìm hiểu nguyên nhân của 1 vấn đề, kỹ sư đo lường cần xem xét bản vẽ PFD để có cái nhìn chung và tổng thể, nhằm xem xét tính nhân-quả của các quy trình xử lý. Khi thiết kế màn hình HMI trong hệ thống tự động, bản vẽ PFD là nguồn tham khảo quý giá để xây dựng màn hình điều khiển overview của toàn nhà máy, thường là trang đầu tiên của HMI.
Bản vẽ PFD đóng vai trò rất quan trọng cho cả một chuỗi phát triển dự án sau này, là bản vẽ tiền đề đóng góp cho chất lượng dự án và chất lượng thiết kế. Triển khai P&ID sẽ dựa rất nhiều vào PFD.

Đối tượng phù hợp cho khóa học đọc hiểu bản vẽ

  • Sinh viên học theo các chuyên ngành kỹ thuật về Công nghệ, Hóa học Cơ khí, Điện, Điều khiển – tự động hóa, Đường ống - Thiết bị, Kết cấu, Xây dựng, Vật liệu, Quản lý dự án, Môi trường...
  • Kỹ sư mới ra trường có định hướng làm việc bên mảng kỹ thuật trong lĩnh vực liên quan đến công trình công nghệ.
  • Kỹ sư đang làm việc liên quan đến các công trình biển (Offshore) và đất liền (Onshore).
  • Nhân viên & lãnh đạo quản lý về tư vấn, thiết kế, thi công – lắp đặt, vận hành, chảy thử giám sát liên quan đến các công trình biển (Offshore) và đất liền (Onshore).
  • Nhân viên làm trong lĩnh vực đánh giá an toàn, rủi ro, HSE về HAZID, HAZOP, SIL sử dụng bản vẽ đường ống và điều khiển P&IDist Element.
  • Nhân viên làm về thẩm tra thiết kế, phê duyệt thiết kế liên quan đến bản vẽ công nghệ, PCCC trong lĩnh vực dầu khí, điện, cơ khí công nghiệp, hàng hải, năng lượng tái tạo, công nghiệp hóa chất, đạm, nhựa, sơn, sơ sợi…
  • Nhân viên mua hàng, đấu thầu...

Nội dung khóa học

  • Bài 1: Ý nghĩa và Thành phần bản vẽ công nghệ
  • Bài 2: Hướng dẫn đọc bản vẽ
  • Bài 3: Thực hành đọc bản vẽ
  • 3.1 Đọc bản vẽ P&ID; 71:56
  • 3.2 Đọc bản vẽ đường ống 104:28
  • Bản vẽ

Thông tin giảng viên

Tan Nguyen Van
17 Học viên 10 Khóa học

Học viên đánh giá

0
0 Đánh giá

0%

0%

0%

0%

0%